Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất quy định có lợi với người lao động tham gia BHXH tự nguyện đủ 20 năm thì được hưởng lương hưu khi đủ 60 tuổi với nam, 55 tuổi với nữ.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Quy định của pháp luật liên quan đến đóng BHXH tự nguyện để được hưởng lương hưu.
Điều kiện hưởng lương hưu khi đóng BHXH tự nguyện
Theo khoản 1 Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (sửa đổi bởi điểm c khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019) quy định người lao động đóng BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:
Thời gian đóng BHXH được quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, cụ thể như sau:
– Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, độ tuổi nghỉ hưu được điều chỉnh theo lộ trình cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi, và tăng thêm 4 tháng mỗi năm với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi.
– Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
Đóng BHXH tự nguyện để được hưởng lương hưu
– Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Sau khi nghỉ việc ở công ty và ngưng đóng BHXH bắt buộc, người lao động có thể chuyển sang đóng BHXH tự nguyện để đủ điều kiện về thời gian 20 năm đóng BHXH để được hưởng lương hưu.
Theo Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, phương thức đóng BHXH cho người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đóng đủ 20 năm BHXH như sau:
– Nếu thời gian đóng BHXH thiếu không quá 10 năm thì người tham gia BHXH tự nguyện được đóng một lần cho những năm còn thiếu cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
Đề xuất quy định người lao động tham gia BHXH tự nguyện đủ 20 năm thì được hưởng lương hưu khi đủ 60 tuổi với nam, 55 tuổi với nữ.
Cụ thể, cơ quan soạn thảo bổ sung vào dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) quy định chuyển tiếp đối với các trường hợp người lao động bắt đầu tham gia BHXH tự nguyện từ trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành (dự kiến năm 2025) và có đủ 20 năm đóng BHXH tự nguyện trở lên thì được hưởng lương hưu khi đủ 60 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ.
Theo quy định của Luật BHXH năm 2014, người lao động tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu khi có từ đủ 20 năm đóng BHXH và đủ tuổi nghỉ hưu. Xét theo sự tăng dần tuổi nghỉ hưu như quy định trên thì điều kiện để được hưởng lương hưu của người lao động đóng BHXH tự nguyện, cũng sẽ tăng dần theo từng năm.
Quy định chuyển tiếp với những trường hợp người lao động đã tham gia BHXH tự nguyện từ trước ngày luật này có hiệu lực thi hành (dự kiến năm 2025) được hưởng nguyên điều kiện tuổi hưởng lương hưu như trên có thể đảm bảo phù hợp với định hướng tăng tuổi nghỉ hưu chung.
Như vậy, việc đề xuất chính sách này sẽ có lợi hơn cho người tham gia BHXH tự nguyện có thể được hưởng chế độ hưu trí khi đã ngoài tuổi lao động.